Suối nhân tạo giữa lòng thành phố

Dân trí Nằm giữa trung tâm thành phố Seoul, công trình suối nhân tạo Cheonggyecheon dài gần 6 km chảy giữa lòng thành phố này được xem là một trong những dự án thiết kế đô thị lớn nhất trên thế giới. Suối Cheonggyecheon giờ đây không chỉ là một biểu tượng của Seoul mà còn đóng vai trò như “lá phổi” điều hòa không khí của thành phố.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến mùa hè trở nên ngày một oi bức và khó chịu hơn, đặc biệt tại các đô thị, thành phố lớn trên thế giới.

Trước thực trạng này, chính quyền thủ đô Seoul đã quyết định phá bỏ cả con đường cao tốc từng một thời là biểu tượng cho sự đô thị hóa mạnh mẽ của thành phố này để xây dựng một con suối nhân tạo dài 5,8 km chảy giữa lòng thành phố. Công trình sau khi hoàn thành đã giúp mùa hè nắng nóng ở Seoul giảm nhiệt từ 2 đến 3 °C.

Lấp đi rồi đào lại

Cheonggyecheon vốn là con suối tự nhiên đã tồn tại từ thời Joseon. Tuy nhiên , với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế và đô thị hóa, chính quyền thủ đô Seoul đã quyết đinh lấp con suối này để phát triển cơ sở hạ tầng vào những năm cuối thập niên 1950. Và sau hai thập kỷ, con đường cao tốc Cheonggye đã được xây dựng trên chính con suối này.

 Năm 1950, con suối cổ đã bị lấp để xây dựng đường cao tốc Cheonggye.

Năm 1950, con suối cổ đã bị lấp để xây dựng đường cao tốc Cheonggye.

Trước thực trạng mùa hè ngày một trở nên oi bức và ngột ngạt, tháng 7 năm 2003, thị trưởng Lee Myung Bak (người sau này trở thành tổng thống của Hàn Quốc) đã quyết định phá bỏ con đường cao tốc từng một thời là biểu tượng cho sự đô thị hóa của Seoul, để khôi phục lại dòng suối Cheonggyecheon.

Tháng 6 năm 2005, sau gần 4 năm xây dựng, dự án suối nhân tạo Cheonggyecheon, được khôi phục từ chính vị trí con suối cổ thời Joseon cuối cùng đã hoàn thành với tổng đầu tư lên tới 900 triệu USD.

 Năm 2003, đường cao tốc Cheonggye lại bị phá bỏ để khôi phục suối Cheonggyecheon.

Năm 2003, đường cao tốc Cheonggye lại bị phá bỏ để khôi phục suối Cheonggyecheon.

Vấp phải những ý kiến trái chiều

Ngày nay con suối Cheonggyecheon được người dân Seoul ca ngợi như là trái tim của thủ đô, tuy nhiên trong thời gian đầu xây dựng, công trình đã vấp phải những luồng ý kiến trái chiều và nhiều chỉ trích gay gắt từ người dân Hàn Quốc nói chung và người Seoul nói riêng.

Một cuộc khảo sát do chính quyền thủ đô Seoul tiến hành đã chỉ ra rằng có 79,1 % cư dân ủng hộ việc khôi phục con suối Cheonggyecheon. Tuy nhiên, số còn lại thì phản đối gay gắt trước quyết định này của cựu tổng thống Lee Myung Bak.

 79,1 % cư dân ủng hộ việc khôi phục con suối Cheonggyecheon, số còn lại phản ứng rất gay gắt.

79,1 % cư dân ủng hộ việc khôi phục con suối Cheonggyecheon, số còn lại phản ứng rất gay gắt.

Nguyên nhân là bởi, nhiều người e ngại việc phá hủy con đường cao tốc Cheonggye sẽ dẫn đến làm đảo lộn hệ thống giao thông trong thành phố. Không những vậy, để xây dựng suối nhân tạo Cheonggyecheon, cần phải giải tỏa nhiều phiên chợ xưa nay vẫn rất nhộn nhịp trong vùng.

Jon Dunbar, quan sát viên mảng đô thị Seoul cũng nhận xét: "Để thực hiện dự án, không chỉ có cao tốc trên cao bị phá hủy và các phiên chợ đồ cũ trong vùng cũng bị giải tỏa. Bốn thập kỷ qua, các hoạt động ở các phiên chợ này rất nhộn nhịp và đã trở thành thông lệ, rất khó để hủy bỏ".

Nhiều người có cuộc sống phụ thuộc vào các phiên chợ sẽ phải đối mặt với vấn đề sinh kế khi các phiên chợ này bị giải tỏa nên họ là những người phản đối gay gắt nhất dự án này.

Jon Dunbar cũng cho biết thêm: “Nhiều người có cuộc sống phụ thuộc vào phiên chợ phản đối dự án khiến ông Lee phải ngồi vào bàn thương lượng. Để thuyết phục những người này, cựu tổng thống Lee cho phép chuyển các phiên chợ cũ tới sân vận động Dongdeamun gần đó và cam kết cải tạo nơi đây trở thành hội chợ đẳng cấp quốc tế".

Tuy nhiên, ông Lee đã không thể thực hiện cam kết này. Khi ông chấm dứt nhiệm kỳ, sân vận động cũng đối diện nguy cơ bị phá bỏ vì hoạt động kinh doanh dần đi xuống. Và người kế nhiệm, tổng thống Oh Se-hoon đã cho phá bỏ hội chợ tại sân vận động Dongdeamun để xây dựng Trung tâm thương mại hình tàu vũ trụ Zaha Hadid’s DDP.

 Sân vận động Dongdeamun bị thay thế bằng Trung tâm thương mại hình tàu vũ trụ Zaha Hadid’s DDP khi tổng thống Lee hết nhiệm kỳ.

Sân vận động Dongdeamun bị thay thế bằng Trung tâm thương mại hình tàu vũ trụ Zaha Hadid’s DDP khi tổng thống Lee hết nhiệm kỳ.

Bên cạnh đó việc đầu tư một số tiền khổng lồ 900 triệu USD, cộng với các khoản bảo trì mỗi năm. Nhiều người cũng phản đối việc chính quyền thủ đô Seoul khôi phục con suối vì cho rằng đây là việc làm lãng phí.

Ông Eunseon Park, Viện nghiên cứu phát triển đô thị bền vững, Đại học Yonsei cũng là người phản đối gay gắt dự án này, ông cho biết: “Do các vấn đề về tảo, chi phí bảo trì suối Cheonggyecheon tăng thêm 30% mỗi năm. Cheonggyecheon không phải một dòng suối tự nhiên được khôi phục có hệ thống, mà chỉ là con suối nhân tạo chảy theo dòng được khơi lại. Hơn nữa, lòng suối là xi măng hầu như không thể thực hiện chức năng lọc nước, đây là lý do khiến nước ngày càng bẩn”.

Học giả Matt VanVolkenburg, người theo dõi sát dự án cũng chỉ trích gay gắt: "Bất cứ ai nghĩ rằng Cheonggyyecheon đại diện cho sự hồi sinh của một hệ sinh thái hoàn chỉnh cần xem lại đầu óc".

 Chi phí bảo trì suối Cheonggyecheon tăng thêm 30% mỗi năm.

Chi phí bảo trì suối Cheonggyecheon tăng thêm 30% mỗi năm.

Trở thành biểu tượng và niềm tự hào của thủ đô Seoul ngày nay

Ngày nay, dòng suối nhân tạo Cheonggyecheon đã trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở Seoul với trung bình hơn 60.000 lượt du khách tới thăm quan mỗi ngày.

Cheonggyecheon ngày nay là niềm tự hào của người dân Seoul. Không chỉ là một thắng cảnh thu hút du khách của thành phố, con suối nhân tạo dài gần 6 km này còn có vai trò như “lá phổi” điều hòa giảm nhiệt trong những ngày hè nóng bức.

Công trình sau khi hoàn thành đã giúp mùa hè nắng nóng ở Seoul giảm nhiệt từ 2 đến 3 °C. Đây là địa điểm thăm quan và vui chơi yêu thích của người dân Seoul và du khách khi tới thăm thủ đô xanh, sạch, đẹp này.

 Ngày nay Cheonggyecheon đã trở thành địa điểm thăm quan và vui chơi yêu thích của người dân Seoul và du khách.

Ngày nay Cheonggyecheon đã trở thành địa điểm thăm quan và vui chơi yêu thích của người dân Seoul và du khách.

Đoàn Dương(Theo The Guardian/ Inhabitat)

Tag :trung tâm thành phố, thiết kế đô thị, ý kiến trái chiều, đường cao tốc, dòng suối giữa thành phố

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget