Dân trí Nhật Bản đã sử dụng một chương trình chữa chứng nói lắp cho trẻ. Trong đó, cha mẹ là những nhân tố chủ chốt, được giao nhiệm vụ sửa đổi các hành vi của trẻ bằng cách sử dụng biện pháp hỗ trợ tích cực, tất cả tuân theo sự hướng dẫn của một chuyên gia đã được huấn luyện theo phương pháp Lidcombe. Việc điều trị nhất quán và thực hành được ngụy trang như những trò chơi từ ngữ giữa cha mẹ và con cái.
Nhiều trẻ em mắc chứng nói lắp
Mamiko chia sẻ: “Tôi không thể nói vấn đề này là bình thường, nếu nó xảy ra với tất cả trẻ em đang ở độ tuổi tập nói hoặc thậm chí nó là 1 loại bệnh”.
Khi căn bệnh nói lắp của Amane trở nên tồi tệ, mẹ của em đã đến tham vấn rất nhiều bác sỹ và bệnh viện, mượn hàng tá sách từ thư viện và tìm kiếm trên nhiều trang web cả tiếng Anh và tiếng Nhật.
“Đây đúng là khoảng thời gian tồi tệ”, Mamiko nhớ lại. “Một vài người đã cho rằng có thể cuộc sống song ngữ của chúng ta chính là nguyên nhân của việc nói lắp đó.”
Ước tính trên toàn cầu có 1% dân số nói lắp, tương đương với hơn một triệu người Nhật Bản. Điều trị bệnh nói lắp, hay còn gọi là cà lăm, trong quá khứ đã có nhiều xu hướng. Trong thế kỷ thứ 18, biện pháp phẫu thuật được áp dụng, bao gồm việc loại bỏ một phần lưỡi để giảm bớt các nguyên nhân vật lý giả định. Vào thế kỷ 19, căn bệnh này được xem là rối loạn tâm thần có thể điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
Thậm chí ngày nay, con người vẫn không rõ nguyên nhân chính xác của chứng nói lắp, nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng có mối liên hệ giữa thần kinh và khả năng di truyền, và chứng nói lắp có thể bị trầm trọng hơn do một số yếu tố như lo lắng, mệt mỏi hoặc các cảm giác khác của người nói. Bất kể mọi nghiên cứu, các mâu thuẫn về chứng nói lắp vẫn tiếp tục gây tranh luận, mặc dù mọi người đều đồng ý rằng tật nói lắp có thể gây tổn hại đến lòng tự trọng.
Theo kinh nghiệm của của Mamiko và Amane, các phương pháp điều trị ở Nhật có thể thay đổi rất đa dạng, bất chấp những nỗ lực của một vài chuyên gia nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ (SLP) ở Nhật thế kỷ trước để đưa ra những cách tiếp cận hiệu quả.
Một nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ ở Osaka, Shinji Ito, bắt đầu Dự án Người Nhật Nói Lắp vào năm 1965, liên tục tổ chức các trại hè cho trẻ rối loạn ngôn ngữ, đã đưa ra cách điều trị và một nơi an toàn để giảm bớt lo lắng cho những người bị ảnh hưởng bởi các tình huống trong xã hội. Thậm chí ở thế kỷ 21, nhiều bậc cha mẹ được khuyên là nên lờ đi như không biết gì về việc trẻ bị nói lắp sớm với hy vọng chứng nói lắp sẽ được cải thiện một cách tự nhiên.
Thực hành cùng cha mẹ như một trò chơi
Trong chương trình Linhcome, cha mẹ là những nhân tố chủ chốt, được giao nhiệm vụ sửa đổi các hành vi của trẻ bằng cách sử dụng biện pháp hỗ trợ tích cực, tất cả tuân theo sự hướng dẫn của một SLP đã được huấn luyện theo phương pháp Lidcombe. Việc điều trị nhất quán và thực hành được ngụy trang như những trò chơi từ ngữ giữa cha mẹ và con cái.
Trở lại năm 2011, Yandeau đã trải qua tâm trạng day dứt lương tâm. Ở trường hợp nói lắp đầu tiên mà Yandeau gặp, bệnh nhân 4 tuổi của cô đã không tiến bộ. Mặc dù có sự hỗ trợ của một SLP có kinh nghiệm điều trị theo phương pháp Lidcombe, bé gái song ngữ nhỏ tuổi – là người Mỹ gốc Nhật – thực sự trở nên tồi tệ hơn.
Yandeau giải thích: “Tôi rất tin tưởng vào người đồng nghiệp kinh nghiệm, nhưng bé gái thực sự đã không tiến triển. Chứng nói lắp của cô bé càng nghiêm trọng hơn, và khi tôi kiểm tra lại các phương pháp Lidcombe của mình thì tôi đã nhận ra chúng tôi đã không làm đúng.”
“Tôi đã rất tuyệt vọng, bởi vì chứng nói lắp đương nhiên không chỉ liên quan đến việc phát âm rõ ràng, có cả một loạt các triệu chứng xung quanh như lo lắng, cảm xúc của bản thân, và trong trường hợp của cô bé là cảm giác xấu hổ trầm trọng. Mẹ của cô bé đã đóng màn cửa mỗi lần cô bé bước vào phòng điều trị để không ai thấy cô bé đang được điều trị,” Yandeau nói. “Nói lắp đã chia rẽ toàn bộ gia đình cô bé và tôi chỉ nghĩ ‘tôi phải tìm ra cách để giúp đỡ đứa trẻ này’”.
Trong lúc tuyệt vọng, Yandeau đã liên lạc với Trung tâm nghiên cứu tật nói lắp Australia của Đại học Sydney, nơi mà giáo sư Mask Onslow đã phát triển chương trình Lidcombe. Cô đã được nói chuyện với Tiến sỹ Brenda Carey, một bác sỹ nghiên cứu độc lập cách điều trị chứng nói lắp trong 15 năm qua. Carey đồng ý hướng dẫn Yandeau chương trình Lidcombe từ xa thông qua điện thoại và chat Skype. Carey làm việc chặt chẽ với bé gái và bố mẹ của chúng khi cố vấn cho Yandeau.
Yandeau cho hay những thay đổi cô nhận thấy ở bé gái là rất rõ rệt.
“Trong vòng vài tuần, chứng nói lắp của cô bé đã giảm một cách rõ rệt ở cả hai thứ tiếng. Sự thay đổi trong cách cư xử và thái độ của cô bé rất tuyệt vời,” Yandeau nói.
Yandeau tiếp nhận các trẻ em song ngữ khác với tình trạng nói lắp và cô trở nên tự tin hơn trong chương trình với mỗi thành công mới. Sau thành công của khách hàng đầu tiên, Yandeau muốn giới thiệu chương trình này đến các SLP Nhật Bản. Vì bản thân cô không thành thạo tiếng Nhật, cô đã tìm tới sự trợ giúp của Eliza Kumamoto, một cố vấn song ngữ tại trường Quốc tế Yokohama, họ đã cùng nhau giới thiệu về chương trình Lidcombe ở Tokyo.
“Chỉ là một bài giới thiệu ngắn gọn đến các nhà nghiên cứu bệnh lý ngôn ngữ, nhưng khi chúng tôi đến khu vực hội nghị, căn phòng chật kín người. Họ là cha mẹ của bệnh nhân nói lắp, hay chính những người nói lắp, các nhà tâm lý học, cũng như các nhà nghiên cứu bệnh lý ngôn ngữ. Tất cả đều trập trung bên trong căn phòng, cùng chia sẻ các bài thuyết trình của chúng tôi, thực hành một số bài mẫu trước và sau cùng một bé mà tôi đã làm việc. Tất cả mọi người trong phòng đều muốn tìm hiểu thêm về chương trình Lidcombe khi chúng tôi hoàn thành.” – Yandeau chia sẻ thêm.
Đã có nhiều sự quan tâm đến Chương trình Lidcombe giữa các chuyên gia ở Nhật nhờ những nỗ lực của Tiến sĩ Yuki Hara, nhà nghiên cứu bệnh học người Nhật nổi tiếng và là giáo sư tại khoa Khoa học Y tế Liên kết tại Đại học Kitasato.
Hara giải thích: “Năm 2003 tại Boston toi đã tham dự một hội thảo về nền tảng của nói lắp, đó là lần đầu tiên tôi nghe về chương trình Lidcombe. Thật thú vị, tôi đã tìm hiểu thêm về nó, và đã tham dự các khóa học quốc tế năm 2006. Thời gian đó, Lidcombe đã trở nên nổi tiếng và được biết là một phương pháp hiệu quả để giúp đỡ những người nói lắp, vì vậy tôi thực sự muốn tìm cách giới thiệu đến người Nhật. Sau đó vào năm 2010, tôi đã tham dự một khóa học chương trình Lidcombe tại Singapore do tiến sĩ Brenda Carey đứng đầu.”
Hara đã tìm được con đường mang Lidcombe đến với người Nhật và Yandeau đã tự khám phá ra điều đó về sau. Carey đã giới thiệu hai người phụ nữ này vào năm 2013, và sự cộng tác quốc tế này khởi đầu từ đó.
Nhật Bản bắt đầu chương trình Lidcombe
Carey, Yandeau và Hara cùng nhau mở cuộc hội thảo đầu tiên cho những nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ vào tháng Một năm 2014, và Carey là người thuyết trình khóa huấn luyện. Những người phụ nữ này đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới thiệu tới đông đảo người Nhật tham dự vào các khóa học, với hơn 200 thành viên được đào tạo.
Carey đã ghi nhận sự nỗ lực của Hara và Yandeau nhằm phá vỡ những quan điểm và những giả định hướng tới việc thử một điều gì đó mới của số đông. “Đối với họ, để đi ngược lại số đông, để nói giữa cộng đồng chuyên nghiệp ở nước họ rằng ‘Đây là một điều mới mẻ, và nó đến từ một đất nước rất xa nơi mà không nói theo ngôn ngữ của các bạn,’ với tất cả sự khác biệt về văn hóa –thật là một sự dũng cảm.”
Carey cho biết thêm: “Và có những khó khăn thực sự. Đầu tiên là ngôn ngữ. Chúng tôi phải dịch các hướng dẫn điều trị sang tiếng Nhật để bắt đầu, nhưng may mắn là ngay từ đầu có những dịch giả có kinh nghiệm sẵn sàng cống hiến.”
Carey thực sự ghi nhận Yasuko Netsu, một nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ, cô ấy thậm chí không làm việc trong chuyên đề nói lắp nhưng đã dành thời gian ba ngày hội thảo để dịch, đơn giản chỉ để trở thành một phần trong quá trình này.
Netsu giải thích: “Tôi muốn chương trình Lidcombe được nhiều bác sỹ trị liệu biết đến nhất có thể. Nó được thiết kế dành cho trẻ em nói lắp nhưng kỹ thuật được dựa trên cách tiếp cận hành vi ứng dụng, cái mà chúng ta có thể sử dụng cho bất cứ liệu pháp điều trị ngôn ngữ nào. Các hướng dẫn thực hành cũng khá rõ ràng và dễ tiếp nhận. Tôi nghĩ các bác sỹ trị liệu Nhật ở mọi lĩnh vực có thể làm mới liệu pháp của họ thông qua hội thảo.”
Đối với Carey, người có kinh nghiệm giới thiệu chương trình này trên toàn thế giới, thì các nỗ lực của Nhật Bản thực sự đặc biệt. “Không có một đất nước nào ngoài Úc nơi mà các cuộc hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều người và thực hiện trôi chảy như thế này. Đây là mối quan hệ tích cực và đặc biệt, và chúng ta hi vọng sẽ có nhiều trẻ em được giúp đỡ.”
Một lý do cho sự thành công ở Nhật đó là chương trình này nhấn mạnh đến sự tham gia của phụ huynh trong việc sửa đổi hành vi của trẻ một cách nhẹ nhàng bằng sự tăng cường tích cực.
Hara cho biết: “Có rất nhiều bà mẹ ở Nhật muốn làm điều gì đó để giúp đỡ con cái mắc chứng nói lắp. Chương trình này đã cung cấp cho họ phương pháp để giải quyết vấn đế này. Thậm chí họ không cần phải đi xa tới các hội thảo để được huẩn luyện. Chương trình này đã thay đổi các quan điểm đối với cách điều trị chứng nói lắp. Hiện nay có rất nhiều lựa chọn cách điều trị khác nhau.”
Sau khi tìm tới Yandeau để được giúp đỡ vào năm 2015, Mamiko dành nhiều sự khen ngợi cho chương trình Lidcombe.
“Mặc dù chỉ là những cuộc trò chuyện tự nhiên giữa mẹ và bé, nhưng tôi trở nên bận rộn mỗi ngày”, cô ấy nói, khi vừa bắt đầu lại công việc vào thời gian đó. “Tuy nhiên, chúng tôi thực hành thêm 15 phút 2 lần/ ngày với Amane theo sự hướng dẫn của Elaine để tạo không khí vui vẻ, vì vậy nó không cảm thấy buồn chán. Thật là nhẹ nhõm khi được làm việc cùng nhau để giúp Amane”.
Gần hai năm sau, nói chuyện với Amane 6 tuổi, tôi không thấy có một dấu hiệu nói lắp cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật.
“Đôi khi tôi thậm chí đã quên mất cậu bé đã từng nói lắp,” Mamiko nói.
Rất hạnh phúc, Amane nói về những người bạn mới và ngôi trường mới của mình khi gia đình cậu bé vừa chuyển đến Kobe.
Nhớ về thời gian cùng với Yandeau, cậu bé nói: “Cháu đã nói chuyện với Elaine vì cháu từng bị nói lắp. Cháu và cô ấy đã cùng nhau chơi rất nhiều trò chơi.”
Yandeau kết luận: “Giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ‘Nếu bạn nghĩ rằng bạn quá nhỏ bé để tạo ra sự khác biệt, hãy thử đi ngủ với một con muỗi’. Trên con đường nhỏ của mình, chúng tôi hi vọng có thể thay đổi được những quan điểm và đưa ra các cách trị liệu cho cả những nhà nghiên cứu bệnh học và các bậc phụ huynh cùng một lúc để giúp đỡ những đứa trẻ nói lắp và gia đình của chúng ở Nhật.”
Huyền Vũ
Theo The Janpan Times
Đăng nhận xét