Chiêm ngưỡng quần thể sa mu dầu lớn nhất Việt Nam

Ngày 23/6/2013, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An phối hợp với UBND huyện Quế Phong công bố quyết định số 340/QĐ -UBND chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quế Phong thành khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tại huyện Quế Phong.

Theo đó, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hoạt có tổng diện tích hơn 90.000ha, thuộc địa bàn 9 xã: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhóng, Cắm Muộn và Châu Thôn. Đây là một trong những khu vực của tỉnh Nghệ An còn đa dạng về sinh học.

Hiện nay khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có 763 loài thực vật thuộc 427 chi, 142 họ, và hơn 30 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam; 176 loài động vật có xương sống thuộc 4 lớp: thú, chim, bò sát và lưỡng cư...

Việc thành lập KBTTN Pù Hoạt sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa cảnh quan, môi trường rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt sẽ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Quế Phong theo quy định của pháp luật.

Hiện nay tỉnh Nghệ An có 2 Khu bảo tồn thiên nhiên và 1 Vườn quốc gia, gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và Vườn Quốc gia Pù Mát nằm trong khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An với tổng diện tích 1.303.278ha với số dân 437.822 người, thuộc 9 huyện miền Tây xứ Nghệ.

Giữa tháng 6/2016, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức họp, xét duyệt và đi đến kết luận: 56 cây sa mu dầu mà Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã đăng ký đảm bảo đủ tiêu chuẩn là cây di sản Việt Nam.

Ngày 28/11, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng công nhận cây di sản Việt Nam cho quần thể 56 cây sa mu dầu và 5 cây phay sừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Dưới đây là một số hình ảnh về quần thể cây sa mu dầu và săng vì lớn nhất Việt Nam thuộc về Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt được ghi lại:

 Trong địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, sa mu dầu có ở địa bàn Tri Lễ, Nậm Giải và Hạnh Dịch. Nhưng ở Hạnh Dịch nhiều và tập trung nhất.

Trong địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, sa mu dầu có ở địa bàn Tri Lễ, Nậm Giải và Hạnh Dịch. Nhưng ở Hạnh Dịch nhiều và tập trung nhất.

Tại đây, đã phát hiện có 3 quần thể, điển hình là khu vực suối Huồi Chạm với số lượng 216 cây, tập trung trên khu vực núi cao hiểm trở giáp biên với độ cao 1.400 - 1.800 m so với mực nước biển.

Tại đây, đã phát hiện có 3 quần thể, điển hình là khu vực suối Huồi Chạm với số lượng 216 cây, tập trung trên khu vực núi cao hiểm trở giáp biên với độ cao 1.400 - 1.800 m so với mực nước biển.

Sa mu dầu có tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Tên địa phương (tiếng Thái) gọi là cây Lông Lênh; một số nơi còn gọi là cây ngọc am.

Sa mu dầu có tên khoa học là Cunninghamia konishii Hayata họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Tên địa phương (tiếng Thái) gọi là cây Lông Lênh; một số nơi còn gọi là cây ngọc am.

 Ở Việt Nam, Sa mu dầu phân bố hạn chế ở trên một số dông núi cao ở miền Bắc như Hà Giang (Tây Côn Lĩnh, Du Già), Thanh Hóa (Pù Hu, Xuân Liên), Sơn La (Khu BTTN Xuân Nha), riêng Nghệ An có ở Pù Mát, Kỳ Sơn, và Pù Hoạt.

Ở Việt Nam, Sa mu dầu phân bố hạn chế ở trên một số dông núi cao ở miền Bắc như Hà Giang (Tây Côn Lĩnh, Du Già), Thanh Hóa (Pù Hu, Xuân Liên), Sơn La (Khu BTTN Xuân Nha), riêng Nghệ An có ở Pù Mát, Kỳ Sơn, và Pù Hoạt.

Hiện trạng bảo tồn thế giới của sa mu dầu được đánh giá là đang bị tuyệt chủng. Còn hiện trạng quốc gia của sa mu dầu là loài sắp bị tuyệt chủng, nằm trong Danh sách các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị định 160/213/NĐ-CP.

Hiện trạng bảo tồn thế giới của sa mu dầu được đánh giá là đang bị tuyệt chủng. Còn hiện trạng quốc gia của sa mu dầu là loài sắp bị tuyệt chủng, nằm trong Danh sách các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị định 160/213/NĐ-CP.

ph23-1480403329288

Phần lớn, cây có đường kính 1,5m- 2,5m; đặc biệt có một cá thể cây khổng lồ, có đường kính 3,7 mét.

Phần lớn, cây có đường kính 1,5m- 2,5m; đặc biệt có một cá thể cây khổng lồ, có đường kính 3,7 mét.

 Thân cây xù xì, biểu hiện của thời gian trường thọ.

Thân cây xù xì, biểu hiện của thời gian trường thọ.

Cán bộ của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt làm công tác kiểm đếm và đánh dấu từng cây sa mu thuộc quần thể cây lớn nhất Việt Nam.

Cán bộ của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt làm công tác kiểm đếm và đánh dấu từng cây sa mu thuộc quần thể cây lớn nhất Việt Nam.

Nhiều cây cao từ 50-70 m...

Nhiều cây cao từ 50-70 m...

Trước thực trạng loại cây quý hiếm đang dần tuyệt chủng, và để gìn giữ được biểu tượng hùng vĩ của núi rừng, góp phần bảo tồn nguồn gen quý của quốc gia - Hiện quần thể cây sa mu dầu và săng vì đã được công nhận là cây di sản của Việt Nam.

Trước thực trạng loại cây quý hiếm đang dần tuyệt chủng, và để gìn giữ được biểu tượng hùng vĩ của núi rừng, góp phần bảo tồn nguồn gen quý của quốc gia - Hiện quần thể cây sa mu dầu và săng vì đã được công nhận là cây di sản của Việt Nam.

Nguyễn Duy

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget