Dưa thối đầy đồng, người trồng mất tết

Nhiều người từ Bình Định lên Gia Lai thuê đất trồng dưa, những tưởng sẽ tránh được tình trạng mưa lụt ở quê, nào ngờ cơn lũ dữ vừa qua đã cuốn trôi đi tất cả niềm hy vọng của họ...
 >> Tuổi chuột nuôi rắn kiếm tiền tỷ
 >> 9X quê ở Phú Xuyên kiếm bội tiền tiêu Tết nhờ bán đặc sản Vinh

Theo ghi nhận của phóng viên tại địa bàn xã Ia Tul (huyện Ia Pa, Gia Lai), những vườn dưa hấu sắp đến kỳ thu hoạch của người dân bây giờ đã trở thành một vùng lầy lội bùn đất. Dưa hấu bị úng nước, thân, lá rủ xuống bê bết bùn đất. Hàng ngàn quả dưa nằm trơ trọi trên nền đất mốc trắng theo từng ngày.

Cơn lũ vừa qua ập đến quá bất ngờ khiến hàng chục hộ dân trồng dưa ở đây không biết làm gì để cứu vớt, đành ngậm ngùi nhìn tài sản và công sức của mình trôi theo dòng nước… Để thuê 1ha đất trong thời gian 4 tháng, người trồng dưa phải bỏ ra 18 triệu đồng. Mỗi vụ dưa như thế, kể thêm công cày đất, thuê nhân công, tiền giống, phân bón cho đến khi cây thu hoạch cũng thì chi phí cũng mất khoảng 100 đến 120 triệu đồng/ha…

Dưa nằm trơ trọi trên nền đất sau lũ. Ảnh: Đ.N
Dưa nằm trơ trọi trên nền đất sau lũ. Ảnh: Đ.N

Đứng trước ruộng dưa tan tác vì nước lũ, ông Nguyễn Văn Đa (quê ở Tây Sơn, Bình Định) buồn rầu nói: Dưới Bình Định đất đai không được màu mỡ nên năm nào tôi và người thân trong gia đình cũng lên đây thuê đất trồng dưa. Mọi năm đến thời điểm này thì hết lũ rồi, nhưng năm nay thời tiết thất thường quá. 2,2ha dưa của tôi bây giờ bị lũ nhấn chìm chằng còn lại gì. Tính sơ qua tôi nhà tôi cũng đã thiệt hại hơn 150 triệu. Giờ chỉ biết ươm lại cây để trồng lứa mới, may ra còn vớt vát lại chút vốn chứ biết làm sao...

Cùng chung cảnh ngộ, ông Nguyễn Văn Sáng lên xã Ia Broăi thuê 4ha đất làm dưa. Gia đình ông đã đầu tư vào vườn dưa gần 200 triệu đồng, dự định sẽ cho thu hoạch vào dịp tết, nhưng cơn lũ dữ vừa qua đã đem cái tết của ông đổ ra sông ra biển.

“Chúng tôi lặn lội từ dưới Bình Định lên đây thuê đất làm dưa cũng chỉ mong kiếm vài ba đồng tiêu tết. Nếu không có cơn lũ này thì còn 15 ngày nữa là thu hoạch. Dưa năm nay được mùa, tôi chưa kịp mừng vì nghĩ rằng sẽ trả được hết nợ ngân hàng và lời được một khoản đủ cho gia đình có một cái tết đầm ấm. Thế mà niềm vui chưa kịp tới thì bây giờ đã trở thành nỗi lo, không biết khoản nợ ngân hàng đến bao giờ mới trả được”.

Ông Việt - một chủ vườn dưa kề bên cũng than thở: Để có được ruộng dưa này, gia đình ông đã đầu tư hết gần 300 triệu đồng. Gần như toàn bộ số tiền này ông đều vay của ngân hàng. Giờ đây, với số dưa hư hỏng này, ông cũng chẳng biết phải làm gì. “Nhìn cảnh này tôi buồn lắm, chỉ còn nước quay về nhà nhưng đường sá còn lầy lội, phải chờ ít ngày nữa nắng lên mới thu xếp được. Không biết rồi lấy đâu ra tiền để trả nợ và đầu tư sản xuất vụ sau. Mấy ngày nay cả nhà tôi ai cũng rũ rượi, chỉ biết im lặng nhìn nhau” - ông Việt nói.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, cơn lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nông dân các huyện vùng Đông Gia Lai. Tại huyện Ia Pa, 1.550ha cây trồng - chủ yếu là mía trồng mới, lúa mới gieo sạ, thuốc lá, mì, dưa hấu… bị nước lũ nhấn chìm. Ước tính thiệt hại của đợt mưa lũ này lên đến 18 tỷ đồng. Tại thị xã Ayun Pa, hơn 450ha cây trồng như thuốc lá, dưa hấu… cũng bị thiệt hại nặng do lũ. Huyện Krông Pa cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa lũ vừa qua, với 1.120ha cây trồng bị cuốn trôi, thiệt hại hơn 5,4 tỷ đồng.

Theo Danviet.vn

Tag :hộ dân trồng dưa, Nguyễn Văn Sáng, nợ ngân hàng, người trồng dưa, 300 triệu đồng, ngành nông nghiệp

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget