Dân trí Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở khắp nơi trên trái đất, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nồng độ thủy ngân trong cơ thể các loài chim biển ngoài khơi bờ biển British Colombia (B.C) vẫn duy trì ở mức tương đối ổn định trong suốt 50 năm qua.
Đáng ngạc nhiên là hàm lượng thủy ngân trong cơ thể chim biển trên thực tế lại thấp hơn một chút. Điều này, xét về góc độ nào đó, được xem là một tin tốt, nhưng thật đáng tiếc là nó cũng đồng nghĩa với sự suy giảm số lượng cá sinh sống gần mặt nước biển, buộc chim biển phải thay đổi chế độ ăn uống của chúng trong quá trình kiếm ăn trong khu vực có ít vi khuẩn khử sunfat - vốn được coi là yếu tố giúp kiểm soát nồng độ thủy ngân trong cơ thể của chim - sinh sống.
Mặc dù có cấu tạo nhỏ bé nhưng vi khuẩn đóng vai trò rất quan trọng. Mới đây trong một báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Environmental Science and Technology, các nhà nghiên cứu tại Khoa Môi trường và Biến đổi khí hậu - trường Đại học McGill ở Ottawa, Canada đã phát hiện ra rằng vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của các loài chim được xếp ở vị trí trên cùng trong chuỗi thức ăn.
Bằng cách sử dụng chất đánh dấu đồng vị được gọi là đồng vị ổn định, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trong cơ thể loài chim biển thường xuyên kiếm ăn ở các vùng biển giàu sunfat - chất hóa học là thực phẩm quan trọng của vi khuẩn khử sunfat, giúp phân hủy các chất hữu cơ - có nồng độ thủy ngân cao. Vùng biển có nồng độ sunfat cao là nơi các vi khuẩn khử sunfat sinh sống, loài vi khuẩn này có khả năng tiết ra thủy ngân - một loại hóa chất cực độc. Vi khuẩn ban đầu là thức ăn của cá và cuối cùng, cá lại trở thành mồi ngon của chim biển.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng trứng của loài chim biển phân bố ở khu vực dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Canada hơn 47 năm về trước, được lưu trữ tại Khoa Môi trường và Biến đổi khí hậu. Các chuyên gia khẳng định đã có sự suy giảm nồng độ thủy ngân trong cơ thể một số loài chim biển tính trong vòng hơn 47 năm qua. Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra rằng sự suy giảm xuất phát từ việc thay đổi chế độ ăn từ giàu sunfat với thức ăn là cá nhiều thủy ngân sang chế độ ít sunfat với thức ăn là cá ít thủy ngân. Vì vậy, nhìn chung, không có sự thay đổi về nồng độ thủy ngân.
Nguồn cá ngày một cạn kiệt cũng đồng nghĩa với việc chim phải lặn sâu xuống đáy đại dương để kiếm mồi.
Trong 47 năm qua, loài chim biển ở vùng biển Salish, British Columbia đã chuyển chế độ ăn của chúng, từ nguồn thức ăn ban đầu là các loài cá sống gần mặt nước sang các loài sống sát đáy đại dương. Trên thực tế, nguồn thức ăn ban đầu của chúng - các loài cá sống gần mặt nước như loài cá trích Thái Bình Dương đã sụt giảm một cách nhanh chóng.
Phát hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nghiên cứu hai trong số các loài chim cốc đã cho thấy có sự sụt giảm đáng kể và nhanh chóng về số lượng loài này trong vòng 40 năm qua. Hầu hết các bằng chứng cho đến nay đều ghi nhận sự suy giảm là do sự gia tăng dân số của quần thể loài chim đại bàng với các con mồi ưa thích của chúng là trứng cá và cá con. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn cũng có hết sức quan trọng do chim trưởng thành hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc kiếm ăn do nguồn cá thức ăn ngày càng ít.
Chu kỳ nhiễm thủy ngân và lưu huỳnh của các loài sống ở đại dương minh họa bốn bước trong đó, ô nhiễm thủy ngân xuất hiện như một hậu quả của một số ngành công nghiệp cho đến chuỗi thức ăn của chim biển. Thông qua việc giám sát thói quen kiếm ăn của nhiều loài chim biển ở các vùng biển khác nhau, các nhà khoa học có thể theo dõi những thay đổi tại các vùng biển ấy.
Vi khuẩn hoạt động như một bộ đệm hấp thụ thủy ngân
"Động vật hoang dã đang bị đe dọa bởi nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau", TS. Elliott - Khoa Khoa học Tài nguyên Thiên nhiên tại McGill đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu giải thích. "Những kẻ săn mồi, trữ lượng cá đang ngày một cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm thủy ngân là một vài trong số các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quần thể loài chim biển. Thật may mắn là chúng tôi đã phát hiện ra rằng số lượng loài vi khuẩn khử sunfat lý giải cho sự thay đổi hàm lượng thủy ngân, điều này chứng tỏ vi khuẩn đóng vai trò là một bộ đệm đối với sự thay đổi nồng độ thủy ngân trong môi trường".
"Chúng tôi cũng ngày càng nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của vi khuẩn đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển", Elliott nhấn mạnh. "Những nghiên cứu gần đây được thực hiện đã chứng minh rằng động vật hoang dã cần nguồn thức ăn là các loài vi khuẩn khỏe mạnh nhằm cung cấp năng lượng cho chúng trong những chuyến di cư dài ngày. Và chúng tôi đã phát hiện ra rằng vi khuẩn khử sunfat có thể kiểm soát hàm lượng thủy ngân".
P.K.L-NASATI (Theo Phys)
Đăng nhận xét