Công việc vất vả, nhưng lò rèn cuối cùng của ông Hùng đang góp phần thổi "hồn," làm đẹp cho Thủ đô, cho từng con phố cổ.
>> Theo chân người thợ làm “Rồng đất” vần niêu
>> Những thợ giặt truyền thống thời hiện đại ở Ấn Độ
>> Làng tạc tượng Vũ Lăng: Tinh hoa bàn tay người thợ
Công việc của ông vất vả, nhưng lại đang làm đẹp cho Thủ đô, cho từng phố cổ. Lò rèn đỏ lửa của ông Hùng đang góp phần thổi hồn để Hà Nội giữ được nét đẹp cổ kính.
Nơi làm việc của ông Hùng bây giờ gói gọn trong không gian hình tam giác rộng khoảng 4m2 được ngăn ra từ căn nhà mặt phố đồ sộ của gia đình.
Các cụ nhà ông Hùng vẫn truyền, trước đây người dân làng Canh (huyện Từ Liêm) có nghề đặt bễ rèn những đồ dân dụng bằng sắt. Họ gánh bễ đi khắp nơi rèn thuê nông cụ, đồ dùng gia đình cùng những vũ khí nhỏ
Về sau người làng Canh di cư lên Hà Nội, mở lò rèn làm nên phố Lò Rèn. Trước đó con phố này có tên là Hàng Bừa
Ông Hùng chia sẻ đây là nghề rất vất vả, lò rèn và những thùng dầu sôi sùng sục lên tới hàng trăm độ giữa tiết trời nóng bức mùa hè, mùa Đông thì khô nứt nẻ.
Ông Hùng ngậm ngùi nói, ông không truyền nghề cho con cái mình và cũng có thể, khi ông không còn sức lực làm việc nữa, nghề thợ rèn trên con phố này cũng chính thức biến mất.
Công việc luôn khiến ông bận rộn. ‘Tôi xem công việc của mình như một thú vui nên thấy rất thoải mái’, ông cười.
Ông Hùng được mọi người yêu quý bởi sự vui tính pha lẫn với những câu chuyện triết lý sâu sắc về cuộc đời.
Khi nghỉ ngơi, ông Hùng mới lộ rõ tính cách thật sự hài hước, vui vẻ của mình khác hẳn so với khi làm việc.
Theo Minh Sơn/Vietnamplus.vn
http://ift.tt/2inQlUJ
Đăng nhận xét