Năm 2017 - Các "ông lớn" tự dựng rào quanh mình?

Năm 2016 khép lại với những tư tưởng cũ bị thách thức và loại bỏ. Thế giới biến đổi không ngừng và con người trở nên quen với sự bất ngờ của cái mới.
 >> Ông Trump và 5 điểm nóng có thể bùng phát thành Thế chiến 3 năm 2017
 >> Năm 2017, Nga sẽ khiến NATO lo sợ?

Đó là kết luận của nhà báo BBC Gavin Hewitt trong bài viết vừa được hãng tin này đăng tải.

Photo Disk/Eyewire
Photo Disk/Eyewire

Nhà báo Hewitt chỉ ra, kể từ Thế chiến 2 đã có một sự đồng thuận rằng thương mại không chỉ là về kinh tế. Nó là công cụ cho hòa bình. Giảm bớt các hàng rào thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng. Sự đồng thuận đó giờ đang rạn nứt.

Thương mại toàn cầu có thể thúc đẩy kinh tế, nhưng nó tước đi nhiều lớp sản xuất. Một trong những kẻ chiến thắng từ một năm biến động chính trị là chủ nghĩa bảo hộ. Các quốc gia ký kết các thỏa thuận thương mại tự do đa phương phải đối mặt với nhiều thách thức.

Donald Trump đã tỏ tín hiệu Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và xu hướng sẽ là các thỏa thuận song phương. Nhiều quốc gia, đặc biệt là Pháp, lên tiếng kêu gọi xây dựng một đất nước mạnh mẽ để phòng vệ trước các lợi ích bên ngoài, từ toàn cầu hóa.

Chủ nghĩa dân tộc đã trở lại

Donald Trump đưa ra một khẩu ngữ biệt lập cũ: Nước Mỹ trước tiên. Trong các thỏa thuận thương mại, trong các mối quan hệ quốc tế, yếu tố quyết định không còn là đảm bảo trật tự quốc tế nữa, mà là phục vụ các lợi ích của Mỹ.

Ở Anh, các nhà vận động rời EU đưa ra cho cử tri cơ hội "giành lại quyền kiểm soát đất nước". Đó cũng có nghĩa là nước Anh trước tiên. Ở Pháp, chính trị gia trung hữu Francois Fillon – người nhiều khả năng sẽ trở thành ông chủ Điện Elysee – tuyên bố "chính sách đối ngoại của Pháp phải phục vụ các lợi ích của Pháp".

Nguyên Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cũng từng nói về một "chủ nghĩa dân tộc có trách nhiệm". "Nó bắt nguồn từ ý tưởng, rằng trách nhiệm cơ bản của bất kỳ một chính phủ nào đều là đem lại phúc lợi cho người dân, chứ không phải một khái niệm trật tự quốc tế", ông Summers nói.

Nhiều nhà lãnh đạo thế giới hiện nay có chung sự không thiện cảm dành cho các tổ chức toàn cầu. Trump lên án NATO là "lỗi thời". Putin bỏ qua các hiệp ước ràng buộc ông. Do vậy, các cấu trúc hậu chiến tranh quốc tế đang dần suy yếu.

Chủ nghĩa biệt lập đang trở lại

Cả ở Mỹ và ở châu Âu, có rất ít mong muốn về các chiến dịch quân sự quốc tế chung. Tại Syria, chỉ người Nga và quy mô nhỏ hơn là người Thổ đang góp phần định đoạt tình hình thực địa.

Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì cấm vận chống lại Nga vì xung đột ở Ukraina, nhưng các nhà lãnh đạo mới của châu lục này hiện nay đang tìm cách cài đặt lại quan hệ của họ với Moscow.

Và, không phải các giá trị cơ bản ràng buộc châu Âu với Bắc Mỹ đã bị loại bỏ, mà là nền dân chủ tự do phương Tây dường như đang ở thế thủ và bất trắc.

Mới đây, cựu Bộ trưởng Mỹ Henry Kissinger bình luận rằng "lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Thế chiến II, quan hệ tương lai của Mỹ với thế giới không được sắp đặt đầy đủ".

Trên toàn châu Âu và ở khắp Bắc Mỹ, tranh cãi về sự hòa hợp ngày càng gay gắt. Có một sự dịch chuyển theo hướng khuyến khích sự đồng hóa, làm cho người nhập cư mới chấp nhận các giá trị tự do đang tồn tại.

Ở Đức, sự cảm thông đối với willkommenskultur - tức văn hóa đón nhận người nhập cư – ngày càng thu hẹp. Sẽ không còn những dòng người tị nạn hướng tới nước này như hồi năm 2015 nữa.

Ở Mỹ, điểm trung tâm trong chiến dịch tranh cử của Trump là cam kết sẽ trục xuất những người nhập cư không giấy tờ, trong đó có lời thề "xây một bức tường lớn ở biên giới phía nam đất nước". Tương lai, cuộc chiến tư duy của cử tri sẽ diễn ra trong một thời kỳ chính trị “hậu sự thật”, của tin tức giả mạo đi kèm với những giả thuyết âm mưu.

Ở cả Anh và Mỹ, truyền thông đã phải chật vật chống lại tin vịt. Các chuyên gia thì bị thải hồi. Tại Mỹ, một số nhân vật gần gũi với chiến dịch Trump đã cố gắng tái xác định sự thật. Đó không phải là việc trích dẫn thực tế để theo đuổi sự thật, mà bởi có quá nhiều người tin vào điều gì đó, và làm cho nó trở thành đúng.

Nhà báo Gavin Hewitt kết luận, truyền thông sẽ là trung tâm của trận chiến tư tưởng đó.

Và theo ông, năm 2007 sẽ tiếp tục chứng kiến trận chiến giữa hai tư tưởng cạnh tranh nhau. Một bên là những người quyết tâm bảo vệ đất nước và có thiên hướng dựng lên những bức tường chắn chống lại thế giới nguy hiểm và bất ổn. Một bên là những người tin vào chủ nghĩa quốc tế tự do, vào tính cởi mở, thương mại tự do và các thể chế quốc tế.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet

Tag :năm 2017, thỏa thuận thương mại tự do, Đối tác xuyên Thái Bình Dương, toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc, quân sự quốc tế

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget