Miệng núi lửa mới trên sao Hỏa có thể trở thành mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học

Dân trí Hình ảnh do Cơ quan vụ trụ châu Âu (ESA) công bố cho thấy 1 miệng núi lửa có đường kính khoảng 2,4m và 1 vết tối màu được cho là có liên quan tới vụ nổ của tàu thăm dò Schiaparelli.
 >> Schiaparelli đã ra đi – bị vỡ tan trên bề mặt sao Hỏa
 >> 5 điều cần biết về tàu thăm dò Schiaparelli

Các nhà khoa học đã hy vọng tàu đổ bộ sao Hỏa Schiaparelli Crater của châu Âu sẽ thực hiện thành công nhiệm vụ trên hành tinh này. Tuy nhiên, Schiaparelli đã hạ cánh bằng 1 vụ va chạm vào ngày 19/10 do trục trặc phần mềm – có thể là đã bung dù và tắt động cơ đẩy hạ cánh quá sớm.

Dữ liệu do Schiaparelli gửi về trong lúc hạ cánh cho thấy chiếc dù của con tàu đã hoạt động 1 cách chính xác, nhưng động cơ đẩy chỉ bắn ra trong 3-4 giây, thay vì 30 giây như dự định. Schiaparelli đã tiếp tục truyền tín hiệu sau đó 19 giây trước khi im lặng.

Châu Âu đã rất nỗ lực với chuyến bay này – đây được dự định sẽ là 1 cuộc thử nghiệm trước khi đưa ra 1 tàu thăm dò còn to lớn và phức tạp hơn nữa để hạ cánh xuống sao Hỏa vào năm 2021 nhằm tìm kiếm sự sống trên hành tinh Đỏ.

Trong khi chương trình hợp tác chung giữa Châu Âu và Nga - ExoMars đang sắp xếp lại các tác động tới tàu thăm dò thuộc chương trình này, các nhà khoa học lại dõi theo 1 miệng núi lửa mới nhất trên hành sao Hỏa, và hy vọng nó sẽ mang tới 1 cơ hội bất ngờ để nghiên cứu lớp dưới bề mặt vừa mới hé lộ ra.

Tàu Schiaparelli nặng 660 pound (gần 300kg) đã đâm vào mặt đất ở vận tốc 180 mph (290km/h) và tạo ra 1 miệng núi lửa nhỏ có đường kính khoảng 2,4m và sâu gần 51cm.

Hình dạng bất thường của miệng núi lửa này cho thấy rằng thùng chứa nhiên liệu đẩy Hidrazin đang ở trạng thái đầy có thể đã bị nổ tung và làm các mảnh vụn bị văng ra.

Các vệ tinh quay xung quanh sao Hỏa đang cố gắng quan sát khi chúng bay ở phía trên miệng núi lửa này.

Nhà thiên văn học Alfred McEwen tại Đại học Arizona, trưởng nhóm các nhà khoa học chịu trách nhiệm về máy ảnh có độ phân giải cao của Tàu Quỹ đạo trinh sát sao Hỏa cho biết: họ có thể nhìn thấy 1 miệng núi lửa nông, và miệng núi lửa đó có thể sẽ cung cấp 1 số thông tin về các thuộc tính bề mặt của sao Hỏa, tuy nhiên công việc này khá phức tạp.

Một số các nhà khoa học khác thì bi quan hơn, nhà khoa học Hakan Svedhem cho rằng: miệng núi lửa này tuy nhỏ nhưng vẫn khá thú vị, có điều trong trường hợp này có khả năng lớn là nó sẽ bị ô nhiễm bởi các dạng vật chất và nhiên liệu của tàu đổ bộ. Vì vậy, ông không cho rằng nên tiến hành nghiên cứu khu vực này với quan điểm đó.

NASA và châu ÂU đã đưa ra những bức ảnh có độ phân giải cao đầu tiên của vụ tại nạn này. Những bức ảnh này được chụp vào thứ 3 tuần trước.

Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết: “Những quan sát hình ảnh có độ phân giải cao này không hiển thị địa hình với sự hiện diện của 1 miệng núi lửa. Trong thời gian tới, thông tin từ hình ảnh lập thể kết hợp với quan sát này có thể sẽ là cách để kiểm tra lại miệng núi lửa này”.

Schiaparelli đã bị va chạm tại địa điểm gần với vị trí dự định hạ cánh – 1 khu vực bằng phẳng nằm ở khoảng 2 độ phía nam đường xích đạo - được gọi là Meridiani Planum. Khu vực này không được đánh giá cao trong danh sách những vị trí tiềm năng có thể phù hợp để tổ chức và bảo tồn sự sống, tuy nhiên đây vẫn là 1 vị trí đáng quan tâm.

Tàu thăm dò Opportunity của NASA đã khám phá Meridiani trong gần 13 năm, tuy nhiên con tàu này vẫn ở khoảng cách quá xa để tới thăm vùng lòng chảo mới hình thành trên sao Hỏa – miệng núi lửa Schiaparelli.

Anh Thư (Theo Seeker)

Tag :núi lửa, sao Hỏa, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, tàu thăm dò Schiaprarelli

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget